Search

Tác hại của các thiết bị điện tử với trẻ em

Không ai có thể phủ nhận được mức độ phủ sóng cũng như tính hữu dụng của các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, TV… hiện nay đối với mọi tầng lớp trong đó bao gồm cả trẻ nhỏ. Đặc biệt, các bố mẹ thường thấy con thích thú với điện thoại và không quấy khóc, hay cho con chơi điện tử với ipad cả ngày mà không biết chán thì bố mẹ càng thấy thích và thoải mái vì việc trông trẻ đỡ mệt hơn. Nhưng chính những điều này lại làm hại trẻ, không tốt cho trẻ, thậm chí dẫn đến những tác hại không mong muốn. Vậy tác hại của các thiết bị điện tử với trẻ em là gì? Cùng mình chia sẻ nhé!

Tác hại của các thiết bị điện tử với trẻ em

  1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo các nhà nghiên cứu, việc xem TV, sử dụng điện thoại, máy tính… nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe giống như việc hút thuốc lá và bệnh béo phì, vì mỗi giờ xem tivi sẽ làm giảm tuổi thọ đi 22 phút, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch…

“Một trong những điều tuyệt vời của smartphone và máy tính bảng đó là luôn có những điều mới mẻ để khám phá và sự mới mẻ đó gần như vô hạn”.  “Vì lý do đó, rất khó để từ bỏ và ngưng sử dụng smartphone hay máy tính bảng” – theo tiến sĩ Gary Small, Giáo sư tâm thần học và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thần kinh và Hành vi con người thuộc Đại học California (Los Angeles, Mỹ).

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone. Vì vậy, khi trẻ nhỏ nghịch các thiết bị điện tử xong lại cho tay vào miệng hoặc bốc thức ăn để ăn, điều này tạo cơ hội cho việc lan truyền vi khuẩn từ màn hình thiết bị vào cơ thể chúng dễ dàng diễn ra, gây nên các nguy cơ tiềm tàng và các căn bệnh.

tac-hai-cua-cac-thiet-bi-dien-tu-voi-tre-4

2. Ảnh hưởng đến phát triển tinh thần của trẻ

Nếu bố mẹ cho các bé chơi trò chơi điện tử quá nhiều, xem phim quá nhiều hay nghịch điện thoại, ipad quá nhiều sẽ ả ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tinh thần của trẻ. Những đứa trẻ này thường bị phát triển lệch lạc về kiến thức và tâm lý do sống trong thế giới ảo quá nhiều. Tình trạng trẻ nhỏ dễ bị chậm nói, tự kỷ, chán ăn, hiếu động, kém tập trung, không biết cách giao tiếp với xã hội; trẻ lớn nghiện game, nghiện chát, tính tình hung hăng hoặc lầm lì, khó khăn học tập… thậm chí nhiều trẻ có xu hướng ưa cáu gắt và bạo lực bởi hiện có nhiều trò chơi điện tử hay video trực tuyến với nội dung bạo lực, có thể khiến trẻ em trở nên hung hăng hơn và khiến trẻ em nghĩ rằng hành vi bạo lực là giải pháp đơn giản và thông thường để xử lý và giải quyết các vấn đề.

Có rất nhiều trẻ em chơi điện tử xong có xu hướng thực hiện hành động giống như trong trò chơi. Cụ thể là khi bạn giành đồ ăn của bé, bé đã phản ứng mãnh liệt bằng việc đập tay vào mặt bạn, hay dùng 2 tay đẩy bạn ngã….

Trẻ xem tivi trước 3 tuổi có thể bị ảnh hưởng đến kỹ năng đọc và học toán sau này, đó là do trẻ có ít thời gian cho các hoạt động giáo dục và các vui chơi khác và cũng có thể việc tập trung nghe nhìn tivi đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.

Video và trò chơi trực tuyến cũng làm hạn chế sự sáng tạo và trí tưởng tượng mới chớm nở của trẻ và làm chậm sự phát triển của giác quan vận động và thị giác.

tac-hai-cua-cac-thiet-bi-dien-tu-voi-tre-1

“Những thiết bị này làm ảnh hưởng đến các giác quan và kỹ năng vận động của trẻ, là những yếu tố quan trọng đối với việc học hỏi và ứng dụng các môn học” – theo Tiến sĩ Jenny Radesky, Giảng viên bộ môn Phát triển – Hành vi Nhi khoa thuộc trường Đại học Boston (Mỹ)

3. Ảnh hưởng đến phát triển thể chất

Trẻ nghiện tivi, game, internet dễ mắc các bệnh về mắt như cận thị hoặc các tật về khúc xạ; hệ tiêu hóa như táo bón; béo phì vì ngồi thụ động. Bé càng nghiện các thiết bị điện tử này, bé càng thụ động, càng ít nói, càng ít giao tiếp và từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách cho trẻ.

 Việc nghiện các thiện bi điện tử khiến trẻ có xu hướng ngồi một chỗ, lười vận động, hạn chế các hoạt động thể chất, dẫn đến khả năng bị béo phì. “Những đứa trẻ được phụ huynh cho phép sử dụng smartphone và máy tính bảng trong phòng ngủ của chúng sẽ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn 30% so với những đứa trẻ khác” – nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Texas (Mỹ).

Các nhà khoa học khuyến cáo, trẻ dưới 2 tuổi không nên xem truyền hình và trẻ trên 2 tuổi chỉ nên xem truyền hình 1-2 giờ/ngày. Để việc xem truyền hình và sử dụng máy tính có ích cho trẻ, phụ huynh nên lưu ý chọn các chương trình có tính giáo dục, không bạo lực và kích dục. Hiện nay có rất nhiều các chương trình định hướng phát triển cho trẻ hay các chương trình dành riêng cho trẻ em, bố mẹ nên cùng xem với trẻ để giải thích và bình luận về những điểm mạnh và yếu của các nhân vật trong chương trình.

tac-hai-cua-cac-thiet-bi-dien-tu-voi-tre-23

4. Ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của trẻ

Trong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước. Trong thời gian này, giọng nói của cha mẹ, người thân hay những hành động thân mật, chăm sóc của người thân với trẻ sẽ giúp xây dựng một nhận thức trong não của trẻ để giúp trẻ học được cách gắn kết tình cảm với người khác, nhưng ngược lại, những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với màn hình smartphone hay máy tính bảng, nhận thức của chúng sẽ khác. “Smartphone sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung, lòng tự trọng và trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ sâu sắc giữa trẻ và cha mẹ”.

Các bố mẹ thường thấy con thích thú với điện thoại và không quấy khóc, hay cho con chơi điện tử với ipad cả ngày mà không biết chán thì bố mẹ càng thấy thích và thoải mái vì việc trông trẻ đỡ mệt hơn. Tuy nhiên, “nếu sử dụng smartphone và máy tính bảng như một phương pháp chủ yếu để đánh lạc hướng trẻ em, chúng có thể phát triển cơ chế tự điều chỉnh để thích nghi với điều này, từ đó chúng sẽ càng trở nên “nghiện” và “ăn vạ” để được phép sử dụng các thiết bị này”- theo tiến sĩ Jenny Radesky, Giảng viên bộ môn Phát triển – Hành vi Nhi khoa thuộc trường Đại học Boston (Mỹ).

tac-hai-cua-cac-thiet-bi-dien-tu-voi-tre-2

5. Ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ

Không chỉ người già, dân văn phòng, các em học sinh mà kể cả trẻ nhỏ, việc sử dụng smartphone, máy tính bảng hay thiết bị đọc sách điện tử trước khi đi ngủ vào ban đêm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ, khó ngủ thậm chí mất ngủ. Ánh sáng phát ra từ màn hình các thiết bị này sẽ gây ức chế hormone melatonin sinh ra trong giấc ngủ đảm bảo giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và tỉnh dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau. Điều này làm thay đổi chu kỳ sinh học tự nhiên của cơ thể.

Theo một cuộc khảo sát của Đại học Boston (Mỹ), ước tính 60% các bậc phụ huynh không giám sát việc sử dụng thiết bị công nghệ của con em mình, 75% trẻ em được phép sử dụng thiết bị công nghệ trong phòng ngủ của chúng, do vậy có đến 75% trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 10 bị thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến khả năng học tập.

Nguồn: Tổng hợp


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *