Search

Bệnh lao màng phổi có tái phát không, có lây không, cách phòng bệnh ra sao?

Bệnh lao màng phổi luôn được xếp đứng hàng đầu trong những bệnh lao ngoài phổi và chúng thường thứ phát chỉ sau lao phổi. Bệnh lao màng phổi tuy không còn nguy hiểm nhưng nếu như người bệnh không tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra thì có thể dẫn tới tình trạng bị bệnh lao đa kháng thuốc, lúc này sẽ vô cùng nguy hiểm. Cho nên việc nhiều người lo lắng lao màng phổi có tái phát không là điều hiển nhiên, vậy để tìm hiểu rõ về bệnh này chúng ta cùng đọc những chia sẻ dưới đây nhé.

Bệnh lao màng phổi là gì?

Bệnh lao màng phổi là một dạng bệnh thường hay gặp trong các bệnh lao ngoài phổi, chúng chiếm khoảng 5% trong các thể lao và đứng thứ 2 trong số những bệnh lao ngoài phổi, chỉ sau bệnh lao hạch bạch huyết.

0

Bệnh thường xuất hiện sau bệnh lao phổi và chúng chiếm khoảng 25 – 27% trong các thể lao ngoài phổi. Đối với những bệnh tràn dịch màng phổi thì nguyên nhân chủ yếu là do lao chiếm khoảng 70 – 80%. Bệnh lao màng phổi này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở những người độ tuổi thanh thiếu niên là nhiều hơn cả.

Nguyên nhân lao màng phổi bạn cần biết?

Lao ở màng phổi chủ yếu là do những vi khuẩn lao ở trên người gây ra, một vài trường hợp thì do vi khuẩn lao từ bò hoặc vi khuẩn lao không điển hình gây nên. Những vi khuẩn này có thể dễ dàng phát sinh bệnh là nhờ vào những điều kiện thuận lợi như:

  • Trẻ khi sinh ra không được tiêm vắc xin phòng tránh lao màng phổi BCG.
  • Trẻ bị lao sơ nhiễm nhưng do phát hiện muộn và điều trị không được đúng cách.
  • Những người tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với người bị lao phổi mà không phòng chống.
  • Bị chấn thương ở lồng ngực hoặc nhiễm lạnh đột ngột,
  • Mắc phải một số bệnh nguy hiểm như HIV/AIS…

Bệnh lao màng phổi có lây không?

Khi được bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc phải bệnh lý này, hầu hết người bệnh đều lo lắng không biết rằng bệnh lao màng phổi có lây không. Nhưng theo như nghiên cứu thì có thể thấy rằng đây là một dạng lao ngoài phổi và không lây truyền qua đường hô hấp như bệnh lao phổi.

Do đó bệnh lao màng phổi đơn thuần không có kèm theo bệnh lao phổi nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm là không lây cho người khác qua đường hô hấp đâu nhé.

Lao màng phổi có tái phát không?

Theo như các chuyên gia về lao phổi nhận định thì: Bệnh lao màng phổi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của các bác sĩ chỉ định, đưa ra như: Uống đúng thuốc, uống đúng cách, đúng liều thuốc và kiên trì uống đủ 8 tháng trở lên thì khả năng chữa khỏi bệnh có thể lên đến 90%.

 

0 (1)

Tuy nhiên người bệnh bị lao màng phổi có thể tái phát khi: Người bệnh không tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ đưa ra hoặc trong thời gian người bệnh bị lao màng phổi lại mắc phải những bệnh làm giảm đi sức đề kháng trong cơ thể như bị nhiễm bệnh Lậu, HIV/AIDS, tiểu đường…

Không những thế, việc người bệnh trong thời gian điều trị nhưng vẫn tiếp xúc với những người đang bị bệnh về lao phổi, nguồn lây nhiễm…

Phòng bệnh lao màng phổi tái phát bằng cách nào?

Việc lo lắng lao màng phổi có tái phát không là điều dĩ nhiên khi chẳng may bị bệnh. Do đó sau khi điều trị bạn cần phải biết cách để phòng chống lại tái phát ở bệnh lao màng phổi.

Nên tránh tiếp xúc với những nguồn lây bệnh lao màng phổi

Nguồn lây bệnh mà khi tiếp xúc ở đây chính là những người đang điều trị bệnh lao phổi, với những người bệnh này đều đang chứa nhiều vi khuẩn bên trong. Như chúng ta đã biết ở trên thì bệnh lao màng phổi ở dạng nhẹ nên không lây nhưng còn với bệnh lao phổi rất dễ lây thông qua con đường hô hấp, cho nên rất khó để kiểm soát được.

Thông thường với những người đang bị bệnh lao phổi thì khi ho, khạc nhổ hay hắt hơi… đều đẩy ra ngoài môi trường hàng nghìn cho đến hàng triệu con vi khuẩn, những vi khuẩn này bay lơ lửng ở trong không khí cho nên việc người đã bị bệnh lao màng phổi khi tiếp xúc với môi trường này rất dễ tái phát.

Cho nên bạn cần phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người bị lao phổi hoặc nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang thường xuyên và tránh đối diện trực tiếp mặt đối mặt… Nhưng, đây chỉ là cách hạn chế khó có thể tránh việc bị lây nhiễm, nên cần phải hạn chế nhiều với người bệnh.

Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Đối với những người đã từng điều trị bệnh lao màng phổi, thì thường hay gặp phải những vấn đề về hô hấp, phổi… tuy chỉ là ở mức độ nhẹ. Vấn đề này cũng một phần là do sức đề kháng bị giảm. Vì vậy, sau khi đã điều trị khỏi cho dù bệnh đã được kiểm soát thì cũng cần tăng cường sức đề kháng để chống lại những vi khuẩn có thể xâm nhập lại cơ thể bất cứ lúc nào.

Bạn cũng cần phải lưu ý. Bệnh lao màng phổi chủ yếu là do vi khuẩn lao ở trên cơ thể người gây ra làm cho hệ miễn dịch của người bệnh bị suy yếu. Cho nên, chỉ cần bạn tăng cường sức đề kháng khống chế được vi khuẩn thì khả năng bệnh lao màng phổi tái phát vô cùng thấp. Cho nên việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết nhất với những người đã và đang điều trị bệnh lao phổi.

Sau một thời gian tìm hiểu bệnh lao màng phổi có tái phát không thì chúng ta cũng đã biết bệnh lao phổi có thể hoàn toàn tái phát nếu như không có phương án phòng ngừa hợp lý và hiệu quả. Ngoài việc phòng tránh như trên, bạn cũng cần tránh xa những chất kích thích như: rượu, thuốc lá, các chất có cồn khác… để bảo đảm cơ thể sẽ không còn tái phát nữa nhé. Chúc bạn may mắn và thành công trong việc điều trị bệnh lao màng phổi.

Nguồn : https://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-lao-mang-phoi-n146267.html


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *