Search

Bạn có biết thời gian ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe không?

Bạn có biết thời gian ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe? Cùng mình chia sẻ ngay sau đây và thực hiện đều đặn hàng ngày để có sức khỏe tốt nhất nhé!

Bạn có biết thời gian ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  1. Bữa sáng

Ăn sáng là một trong 8 thói quen có lợi vào buổi sáng giúp bạn sống khỏe. Người dậy sớm có thời gian chuẩn bị hoặc lựa chọn bữa sáng cho mình sẽ khỏe mạnh và có trọng lượng tốt hơn những người không ăn sáng. Dậy sớm và ăn sáng hàng ngày là những thói quen rất khoa học, có lợi cho sức khỏe. Bữa sáng nạp cho bạn nhiều năng lượng và sức lực để làm việc cả ngày, đặc biệt là sau thời gian nhịn đói kéo dài suốt cả đêm.

thoi-gian-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-4

Bỏ bữa sáng gây ảnh hưởng đến não: tuy trọng lượng não bộ chỉ chiếm 2-3% trọng lượng cơ thể, nhưng lưu lượng máu của não là 800ml/phút, lượng máu sử dụng khoảng 45ml/phút, lượng đường khoảng 5g/phút. Não bộ của thanh niếu niên đang trong thời kì phát triển, nhu cầu lượng máu, oxi, và đường gluco cao hơn so với người trưởng thành. Nếu lượng đường trong máu thấp, sẽ gây trở ngại cho hoạt động ý thức não, lâu dần tất sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng và sự phát triển hình dạng não.

Không ăn sáng còn gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa: bình thường, những thức ăn tối hôm trước qua khoảng sáu giờ đồng hồ đã chuyển từ dạ dày đến ruột non. Nếu không ăn sáng axit dạ dày và men tiêu hóa sẽ đi “tiêu hóa” lớp niêm mạc dạ dày. Lâu dần, sẽ gây lối loạn tiết dịch vị, dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa như loét niêm mạc dạ dày, viêm ruột non.

Bỏ bữa sáng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với cơ thể, sức khỏe con người, chính vì vậy các bạn nên duy trì thói quen dậy sớm để có thể chuẩn bị cho mình bữa sáng hòan hảo nhất nhé!

thoi-gian-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-2

Vậy bạn nên ăn sáng giờ nào là hợp lý nhất?

Thời gian ăn sáng phụ thuộc vào thời gian chênh lệch giữa bữa tối hôm trước và sáng hôm sau, nếu bạn ăn tối sớm thì sáng hôm sau cũng ăn sớm.  Thời điểm ăn sáng còn phụ thuộc vào hoạt động của cơ thể sau khi ngủ dậy. Chẳng hạn, bạn đi bộ, chơi cầu lông, chạy… với những hoạt động mạnh tiêu tốn nhiều năng lượng như thế càng phải ăn sớm và ăn đủ chất.

Bạn không nên ăn sáng quá sớm vì sẽ gây hại cho đường ruột trong cả quá trình ngủ ban đêm, phần lớn các cơ quan trên cơ thể đều nghỉ ngơi, nhưng hệ tiêu hóa vẫn phải hoạt động để tiêu hóa hết các thực phẩm của bữa tối, thông thường phải đến rạng sáng cơ quan tiêu hóa mới đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Do vậy, nếu ăn sáng quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của dạ dày và đường ruột, từ đó làm tổn hại đến chức năng cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan này. Sau khi ngủ dậy nên uống nước để bổ sung lượng nước đã tiêu hóa hết trong giấc ngủ dài, hoặc uống một cốc chanh ấm với mật ong.

thoi-gian-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-3

Khoảng 25 – 30 phút sau ăn sáng là thích hợp. Tốt nhất nên ăn sáng sau 7h sáng để đạt hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cao nhất. Không  trì hoãn bữa sáng đến sau 10 giờ sáng.

Hãy chắc chắn có protein trong bữa ăn sáng của bạn. Nhưng không nên ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, hay thực phẩm giàu protein, nhiệt lượng và lượng mỡ cao như: pho mát, hamberger, cánh gà rán hay đồ rán nhiều dầu, mỡ… sẽ tăng thêm “gánh nặng” cho cơ quan tiêu hóa, rất có hại cho cơ thể. Các bạn có thể tham khảo:Danh sách bữa sáng dinh dưỡng

  1. Ăn trưa

Thời gian ăn của bữa trưa nên cách bữa sáng 4 giờ , thời gian lý tưởng để ăn trưa là 12:45 chiều. Không trì hoãn bữa trưa đên sau 4h chiều.

thoi-gian-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-5

  1. Ăn tối

Các bạn nên ăn tối trước 7h tối và nên cách ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ. Không ăn tối sau 10h tối.

Không có nhồi nhét thức ăn cho bữa tối, đặc biệt là thức ăn giàu protein. Chế độ ăn giàu protein và ít carbohydrat rất tốt cho tim, nhưng protein cần có nhiều thời gian và năng lượng để tiêu hóa. Nếu bạn có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào buổi tối trước khi đi ngủ thì vô hình chung bạn đang ép cơ thể mình phải làm việc cật lực để tiêu hóa hết lượng thức ăn đó. Do đó lời khuyên cho bạn khi cảm thấy đói bụng vào buổi tối, hãy dùng ít thức ăn nhẹ như một chiếc bánh gạo hoặc bánh quy để sau đó không bị mất ngủ.

thoi-gian-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-6

  1. Có nên ăn trước khi luyện tâp không?

Theo các chuyên gia, trước khi tập thể dục, chúng ta nên lót dạ cách giờ tập khoảng từ 1-1,5 giờ. Thực phẩm được ưu tiên là thực phẩm có nhiều hydrat carbon (còn gọi là đường hấp thụ chậm), có trong gạo, bột nhào, bánh mì, ngũ cốc. Khi được tiêu hóa, hydrat carbon sẽ tạo ra glucogen, nguyên liệu chính cung cấp năng lượng cho cơ bắp, giúp bạn hoạt động dẻo dai trong nhiều giờ và ngăn ngừa chuột rút.

Dù là tập yoga, aerobic, gym, thể dục vận động hay thể thao … bạn cũng không nên ăn sát giờ tập vì trong quá trình tiêu hóa, cơ thể bạn cần ở trạng thái tĩnh. Việc hoạt đông thể lực trong lúc này sẽ làm giảm tính hiệu quả của cả sự hấp thu thức ăn và hiệu quả luyện tập, thậm chí gây đau dạ dày và 1 số ảnh hưởng không mong muốn khác.

Các bạn có thể tham khảo:

  • Trước 1-2 giờ tập, bạn có thể ăn hoa quả tươi như dưa hoặc rau, cà chua, dưa chuột, bánh quy giòn, ăn nhẹ, hoặc bánh ngũ cốc hay uống nước rau ép.
  • Trước 2-3 giờ tập, bạn có thể ăn Granola bar và sữa chua, ½ bagel và bơ đậu phộng, ngũ cốc và sữa, uống ép rau hoặc nước ép hoa quả.
  • Trước 3-6 giờ tập, các bạn có thể ăn hoa quả, rau xanh, bơ đậu phộng, thịt nạc, phô mai, sữa chua, ngũ cốc với sữa và trái cây, khoai tây nướng, uống nước ép rau hoặc nước ép hoa quả.

Cần bổ sung lượng nước phù hợp với cơ thể bạn trước khi luyện tập, mỗi người khác nhau cần một lượng nước khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả trọng lượng, bao nhiêu mồ hôi trước khi tập thể dục, và bao nhiêu họ đã ăn. Thanh thiếu niên nên uống 2-2,5 ly nước hoặc thức uống thể thao ít nhất bốn giờ trước khi hoạt động thể chất; sau đó họ nên uống 1-1,5 ly nước 10-15 phút trước khi hoạt động. Mỗi ngày người bình thường nên uống 0,4 lít nước / 10 kg cơ thể và tăng thêm nếu hoạt động dưới ánh nắng mặt trời hay luyện tập thể dục thể thao.

thoi-gian-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-7-768x501

5. Mách bạn: Lơi ích uống nước trước khi ăn

70% cơ thể là nước, đó cũng là lý do tại sao bạn cần cung cấp đủ nước mỗi ngày. Các nhà nghiên cứu khuyên mọi người, nhất là người béo phì, nên uống một ít nước trước khi dùng các bữa ăn chính trong ngày để duy trì trọng lượng cơ thể.
Uống nhiều nước trước bữa ăn có thể là lời khuyên cho bất cứ bí quyết nào, từ giảm cân, làm đẹp da, detox, chống lão hóa v.v… Điều này không chỉ là một lời khuyên chung chung, mà thực sự đã được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Anh Quốc đã mời một nhóm những người thừa cân để thực hiện dự án giảm cân đơn giản này. Mỗi người sẽ uống khoảng 470ml nước, tương đương với 2 cốc nước đầy, trước mỗi bữa ăn 30 phút. Sau 12 tuần, những người tham gia thử nghiệm này đã giảm được hơn 1,3kg. Cơ sở khoa học của cách làm này rất đơn giản: uống nước giúp ta thấy no bụng nhanh hơn, nên sẽ ăn ít đi.

Theo kết quả điều tra, các chuyên gia đã tổng kết 5 lợi ích của việc uống nước trước bữa ăn:

  1. Tập trung sức chú ý: Giúp não hoạt động tốt hơn, tin tức được lưu nhiều và lâu hơn trong bộ nhớ.
  2. Tăng cao khả năng miễn dich: Có thể tăng cao sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn.
  3. Chống ức chế: Kích thích thần kinh sinh ra một loại chất để chống lại mệt mỏi.
  4. Chống lại mất ngủ: Nước cần thiết để tạo một giấc ngủ cân bằng.
  5. Chống ung thư: Nước làm cho các cơ quan tạo máu hoạt động bình thường, giúp ích cho việc chống lại ung thư.

thoi-gian-an-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-1

Nguồn: Tổng hợp

(Bài chia sẻ mang tính chất tham khảo)

 


Bài viết liên quan cùng chủ đề:



Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *